#1. Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á
Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á là những trải nghiệm tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy sức sống của một tâm hồn tự do trên khắp các vùng đất Đông Nam Á. Từng trang sách sẽ “mê hoặc” người đọc trong cảm giác tưởng chừng như cái nắng cháy da trên đảo Koh Samui (Thái Lan) đang đốt trên cánh tay, bình minh trên đỉnh Ramelau (Đông Timor) đang chiếu ngời khuôn mặt, những ánh tàn cuối ngày của Kuta (Bali, Indonesia) vẫn còn nhuộm vàng mặt biển, hay tưởng như những đàn cá mập dưới đáy biển Sipadan (Sabah, Malaysia) vẫn đang kiêu kỳ rẽ nước ngay trên bình dưỡng khí lặn, rồi còn những khi lái thuyền lao thẳng vào một ghềnh nước trên sông Nam Tha (Luang Nam Tha, Lào), rồi những đêm uống bia trên bãi biển El Nido (Philippines,)…“Mình mua “Chân đi không mỏi – Hành trình Đông Nam Á” từ đợt xả kho của Nhã Nam cơ mà mãi mới có thời gian đọc. Nhìn lại thì sách viết cách đây đã 5 năm rồi, còn mình thì mới follow facebook của chị Hằng 1 năm gần đây thôi. Thật khó với mình để liên tưởng một chị Hằng gai góc trải đời, viết “tút” hùng hồn, cực kì độc lập trên Facebook với chị Hằng nhẹ nhàng và nhạy cảm vác ba lô đi ngang dọc chục nước trong “Chân đi không mỏi” này. Cả cuốn sách dẫn người đọc đến hành trình qua các nước Đông Nam Á với những trải nghiệm đẹp, nhiều câu chuyện bất tận và những cảm xúc lúc thì hừng hực, khi lại sâu lắng. Sách được sắp xếp và trình bày rất tốt, từng nơi chốn lần lượt hiện ra với những cảnh vật, con người và văn hoá đầy màu sắc. Kéo theo đó là những thông tin bên lề thú vị, những câu chuyện và xúc cảm rất riêng, những kí ức còn vương vấn mãi. Mở một mục bất kì, người đọc có thể dễ dàng hoà vào khung cảnh và cảm xúc của riêng nó, không nhất thiết bạn phải chăm chăm đọc từ đầu đến cuối đâu. Mỗi nơi chị Hằng đi qua lại chứa một kỉ niệm, một vài khoảng khắc “đắt giá”, thật nhiều tình bạn và tình người đẹp đẽ, khung cảnh thì nên thơ vô cùng. Nhìn chung thì đây là một quyển sách khá ổn. Ta dễ bắt gặp những chiều nhớ thương, những đêm ấm áp, tinh mơ cất bước và nhiều thú vui ở đời; rất thích hợp đọc để thư giãn, hoặc khi bạn muốn tìm động lực để “xê dịch”. Còn với mình thì sách chỉ ở một ngưỡng nhẹ nhàng thôi chứ chưa thấy thật sự thoả mãn hay có ấn tượng đặc biệt lắm. Điểm trừ đầu tiên đó là sự lặp lại. Cảm xúc là một điều rất riêng chị để lại với mỗi chốn, càng đi càng yêu, vì thế mà cái tình yêu đó đứng riêng rẽ sẽ lay động còn gộp chung thì dễ khiến mình thấy cách diễn giải bị trùng lặp. Chính vì vậy mà thật sự không có nơi nào làm mình ấn tượng cả. Mình đã kì vọng nhiều hơn vào những chi tiết hoặc thông tin sâu hơn nhưng mà hầu như không có nhiều lắm. Giống như người đọc chỉ lướt qua mỗi chốn rồi lại thôi vậy. Cũng khá là tiếc một chút nhưng mình vẫn sẽ ủng hộ chị trong tương lai vì một năng lượng rất tích cực và mạnh mẽ.” (Lyn – Fahasa, 8/2020)
“Tuổi trẻ có phải là thời khắc để chúng ta chìm đắm vào những ước mơ cháy bỏng và tình yêu nồng nhiệt hay không? Thật khó để trả lời chính xác điều này nhưng nếu thật sự đó là giây phút để chúng ta chìm đắm vào những khung trời mơ mộng thì rõ ràng là do tuổi thanh xuân của chúng ta đã bị kèm nén quá lâu trong góc phòng, trong bốn vách tường lạnh tanh của số phận. Ai cũng trải qua thời trẻ, cũng luôn có những khao khát được thể hiện chính mình, được sống với tình yêu và khát vọng từ sâu trong tâm thức. “Chân đi không mỏi” của tác giả Đinh Hằng như chứng minh ước vọng tuổi trẻ ấy, như một nguồn cảm hứng dồi dào cho những bạn trẻ đang còn ái ngại cuộc đời để giúp họ sẵn sàng mở lòng và đi thật xa để khám phá thế giới.” (Thông – Fahasa, 12/2019)
Nguồn: Fahasa
#2. Quá Trẻ Để Chết: Hành Trình Nước Mỹ
Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ là hành trình đơn độc của tác giả – một cô gái Việt trẻ đi xuyên nước Mỹ từ Bờ Đông sang bờ Tây. Hành trình du lịch bụi của cô trải dài trên 20 bang, kéo dài suốt sáu tháng liên tiếp. Đó là chuyến đi để khám phá thế giới bên trong của những người Mỹ bình thường, dù có thể chỉ là một phần của thế giới ấy. Đó cũng là hành trình khám phá những vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của thế giới – của thiên nhiên nước Mỹ, và của tâm hồn con người trong những hình thức thăng hoa khác nhau của nó.““Quá trẻ để chết – Hành trình nước Mỹ” không phải là một quyển guide book hướng dẫn du lịch, gợi ý ăn gì chơi gì ở đất nước Mỹ phồn hoa. “Quá trẻ để chết” là hành trình đi tìm lại chính mình của Đinh Hằng và tìm lại những điều quý giá trong cuộc sống mà cô đã đánh mất… Đinh Hằng bắt đầu chuyến du lịch bụi đến Mỹ khi cô chia tay người mình yêu sau 5 năm gắn bó. Anh đã để lại trong cô vết thương lòng quá lớn, vết thương mà cô phải làm dịu, làm khuây khỏa bằng những chuyến đi, bằng ý nghĩ tự tử, bằng cồn, bằng cỏ.. Cuộc đời cô bỗng chốc trở nên xám xịt, khổ đau và không lối thoát. Cô đã từng không còn là chính mình. Cô đã từng chỉ biết khóc khi nghĩ về cuộc sống… Nhưng chính những chuyến đi đã làm cô nhận ra nhiều điều trong cuộc sống vì “We travel not to escape life, but for life not to escape us.” ( tạm dịch : Chúng ta đi không phải là để trốn thoát thực tại mà đi là để thực tại không vụt mất khỏi ta.) Những chuyến đi đã cho cô cơ hội để gặp gỡ với những người xa lạ nhưng tốt với cô quá đỗi. Họ đã giúp cô nhận ra cuộc sống này thì ra không quá hà khắc với cô, cuộc sống này vẫn ngày đêm mở cho cô những điều tốt đẹp nhất, chỉ cần cô đủ kiên nhẫn để đợi chúng… Không phải là một tác phẩm quá xuất sắc, nhưng “Quá trẻ để chết” giúp những người trẻ như tôi nghiệm ra rằng : “Thanh xuân này ngắn ngủi lắm, rồi sẽ vụt qua lúc nào chúng ta chẳng hay. Nếu cứ mãi chìm đắm trong khổ đau thì đến bao giờ ta mới nhìn thấy bình minh đang ló rạng phía trước?”…” (Trung Hiếu – Fahasa, 10/2018)
“Cuốn sách không chỉ đơn thuần là cuốn du kí của Đinh Hằng mà đằng sau nó còn là một hành trình vực lại bản thân sau cú sốc về tinh thần. Tình yêu vốn là thứ tuyệt vời và dần nó sẽ là nguồn sống của nhau khi đã gần đích đến HÔN NHÂN. Những kế hoạch cho một chuyến đi “dành tặng cho nhau” bây giờ chỉ còn lại “người con gái” gành vác. Những dằng xéo trong tâm can khi bản thân tự cho mình là nguyên nhân cho mọi kết thúc, những nỗi đau tưởng chừng không thể nào lành lặn… Mình vẫn luôn ngưỡng mộ những người phụ nư mạnh mẽ và gang dạ đến thế . Trời ơi, đọc xong là muốn đi “phượt ngoại” hà.” (lang – Fahasa, 4/2018)
Nguồn: https://tusachmeocon.org/sach-dinh-hang/