#1. Binh Thư Yếu Lược (Trần Hưng Đạo)
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thưé. Nhiều người cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược chỉ là một, cũng như Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiếp binh thư chỉ là một. Nhiều người lại cho rằng Binh gia yếu lược và Binh thư yếu lược cũng chỉ là một.“Sách thì có lẽ không phải Binh thư yếu lược thực sự do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn soạn do có lẽ đã bị thất truyền sau bao cuộc binh hỏa. Nhưng cũng nên mua đọc để biết thêm về kiến thức khoa học quân sự thời Trịnh Nguyễn phân tranh và Nguyễn triều.” (Nguyễn Đức Lộc – Tiki, 2022)
Nguồn: Fahasa
#2. Góc Nhìn Sử Việt – Trần Hưng Đạo (Hoàng Thúc Trâm)
Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử dân tộc và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.“Thực ra sách chủ yếu nói về 3 lần đập quân Mông Cổ chứ không nói gì mấy về chính Hưng Đạo Vương cả. Hầu hết các chi tiết đều khá phổ biến, phù hợp cho bạn nào muốn phổ cập kiến thức khái quát về nhân vật chứ để tìm hiểu sâu thì vẫn khá thiếu. So với một quyển khác mình từng đọc thì quyển này vẫn không đề cập đến tình cảm của ngài và công chúa Thiên Thành cũng như các sự thao túng của Trần Thủ Độ. Có điều, bởi vì tổng hợp lịch sử nên chú thích khá đầy đủ. Sách viết từ năm 1900 hồi đó nên văn phong xưa cũ.”‘ (Sói – Goodreads, 11/2021)
Nguồn: Fahasa
#3. Trần Hưng Đạo – Nhà Quân Sự Thiên Tài (Nhiều tác giả)
Trần Quốc Tuấn là bậc danh nhân đức tài trọn vẹ. Là Nhân tướng, ông hết lòng thương yêu quân dân, chỉ cho một con đường sống. Là Nghĩa tướng ông luôn coi việc phải hơn điều lợi. Là Tri tướng, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu. Là Dũng tướng, ông sẵn sàng xông pha vào chiến trận dẫu lúc gian nan nhất để đánh giặc. Là Tín tướng, ông bày tỏ trước quân lính biết theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ mất gì. Bởi vậy, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, ông đã lập được công lớn, được vua tin dùng, gia phong Thượng Quốc Công.Đọc luôn: https://tusachmeocon.org/sach-tran-hung-dao/