#1. Trả Lời Ngắn Gọn Những Câu Hỏi Lớn
Trong cuốn sách này, Stephen Hawking đã trả lời các câu hỏi như: Có chăng Thượng đế? Mọi sự đã khởi đầu như thế nào? Liệu chúng ta có thể dự đoán tương lai không? Bên trong lỗ đen có gì? Du hành thời gian có khả thi không? Chúng ta định hình tương lai bằng cách nào? bằng những suy luận bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học của ông, rất sắc bén đồng thời cũng vô cùng ngắn gọn, thật sâu xa nhưng cũng rất giản dị, như chính bản thân ông vậy.
“Sách mới, có màng co, dịch tốt. Thông tin đọc thấy quen quen, chắc do mình đã đọc rất nhiều quyển về thể loại Thiên văn Vũ trụ nên đã kinh qua nhiều kiến thức giống thế này. Mua về chủ yếu để đủ bộ Tủ sách Khoa học Khám Phá.” (Bùi Quang Vũ – Tiki, 2021)
“Cuốn sách này khá hay. Sách như một lời giới thiệu về công việc của hawking hoặc như một lời nhắc nhở cho những người đã đọc một đoạn lịch sử ngắn về thời gian trước đây và muốn được nhắc nhở về các khái niệm cơ bản. Sách viết không nhằn giới thiệu lỗ đen cho sinh viên vật lý (chỉ cần đi thẳng vào lịch sử ngắn gọn) nhưng tuyệt vời cho người đọc bình thường. Mình hơi thất vọng cuốn sách mỏng quá nhưng cuốn này lại súc tích. Cuốn sách rất ngắn, nhưng đầy đủ. Có đầy đủ thông tin về Hố đen, lịch sử của chúng và các giả thuyết và giả thuyết khác nhau về sự hình thành, đặc điểm và mục đích của chúng trong cuốn sách này. Rất đáng để đọc đấy các bạn.” (Trần Trung Quân – Fahasa, 11/2020)
Nguồn: Fahasa#2. Lỗ Đen: Các Bài Diễn Thuyết Trên Đài
Sách tập hợp hai bài nói chuyện của nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking trên BBC vào đầu năm 2016. Trong loạt bài giảng trên BBC này, tác giả đã dựng lên thách đố phải tóm lược câu chuyện cả một đời bên trong lỗ đen chỉ trong hai cuộc trò chuyện mười lăm phút.
“Cuộc đời đóng góp khoa học của nhà nghiên cứu vật lý, tác giả Stephen Hawking có thể gói gọn trong hai từ, “phổ cập” và “lỗ đen”. Các thành tựu nghiên cứu và lý thuyết khoa học vật lý hiện đại càng ngày càng phức tạp và khó hiểu, vì bản chất của vũ trụ không bao giờ có thể là một thứ dễ giải thích, các nhà khoa học hiện nay cần đến không gian nhiều chiều, cơ học lượng tử và những khái niệm vô cùng trừu tượng để lý giải và kết nối cách thế giới vận hành, nên giải thích cho “người bình thường” – công chúng phổ thông – biết và hiểu những thành tựu ấy gần như là bất khả. Hawking đã làm được điều đó qua các tác phẩm khoa học phổ thông của mình, để những ai hiếu kỳ nhưng bị rối trí, bị mê hoặc bởi ý tưởng nhưng lúng túng về mặt khoa học có thể tiếp cận dễ dàng hơn với vật lý hiện đại. Ông cũng có những phát kiến chấn động về lỗ đen, ghi tên mình vào lịch sử bằng bức xạ Hawking và chủ trương thống nhất thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Sách bìa mềm, gồm 2 bài nói chuyện của Stephen Hawking về lỗ đen và phần giới thiệu và ghi chú của David Shukman, biên tập viên khoa học BBC.” (Bảo Bảo – Fahasa, 7/2020)
“Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu và giải thích về các loại lỗ đen, cách hình thành, thành phần của lỗ đen. Đóng góp độc đáo của Stephen Hawking cho nghiên cứu khoa học là dựng lên những phương thức tiếp cận các vấn đề chuyên môn rất đa dạng: nổi tiếng nhất, ông là người đầu tiên đã khảo sát vũ trụ rộng lớn bằng những kỹ thuật khoa học lập ra để nghiên cứu những hạt nhỏ bé bên trong nguyên tử. Người dịch cũng rất hay vì đã truyền tải hết được kiến thức sách một cách tốt nhất. Với tôi thì nhiêu đây cũng đã diễn đạt hết kiến thức về sự hiểu biết tạm thời của khoa học thiên văn và của tác giả về Lỗ Đen Không Có Lông rồi. Cám ơn nhiều nhé những người đã giúp tôi có được cuốn sách này” (Min Xù – Fahasa, 7/2020)
Nguồn: Fahasa#3. George Và Vụ Nổ Big Bang
George cực kỳ, cực kỳ bực bội Sự có mặt của thành viên mới trong gia đình khiến bố mẹ không còn chú ý đến cậu, chú lợn Freddy đáng yêu nay bị đưa ra khỏi nhà đến sống ở một trang trại xa lạ, và tệ hại hơn: cô bạn thân Annie giờ đang chơi với anh bạn mới mà dường như quên luôn cả George… Cậu quyết định giúp chú Eric lên kế hoạch thực hiện một thí nghiệm đầy thú vị tại Thụy Sĩ, để mở ra cho loài người kiến thức về những khoảnh khắc đầu tiên xảy ra trong vũ trụ. Nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng khi George phát hiện ra, một tổ chức bí mật đang ra sức chống phá kế hoạch của chú Eric… Trong chuyến phiêu lưu gay go nhất của mình, lần này George phải cứu thế giới, cứu vãn tình bạn với Annie và cả chú lợn đáng yêu Freddy!
#4. Khoa Học Khám Phá – Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Stephen Hawking, một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta, là một biểu tượng trí tuệ, được biết đến không chỉ vì sự mạo hiểm trong các ý tưởng, mà còn vì sự rõ ràng và hóm hỉnh mà ông thể hiện. Trong tác phẩm này, Hawking đưa chúng ta đến đỉnh cao của vật lý lý thuyết, nơi mà sự thật thường xa lạ hơn là hư cấu, để giải thích theo từ ngữ bình dân về các nguyên tắc kiểm soát vũ trụ của chúng ta.
#5. Lược Sử Thời Gian
Tò mò là một trong những phẩm chất bẩm sinh vô cùng quan trọng của chúng ta, và những vấn đề như Bản chất của vũ trụ là gì? Vũ trụ từ đâu ra? Chúng ta đến từ đâu và đóng vai trò gì trong vũ trụ? Có giới hạn cho sự nhận thức của con người không? là những câu hỏi mà biết bao nhiêu thế hệ con người đã đặt ra dưới dạng này hoặc dạng khác từ khi bắt đầu biết nhận thức và suy ngẫm về thế giới này. Tất cả những vấn đề được nên ra trong tác phẩm Lược sử thời gian như Vũ trụ giãn nở, Lỗ đen, Nguồn gốc và số phận của vũ trụ, Mũi tên thời gian… đều là mong muốn của tác giả để phần nào trả lời được những câu hỏi đó, và hướng tới việc giải thích các giai đoạn lịch sử của toàn bộ vũ trụ.
“Chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà hầu như không hiểu được về thế giới chung quanh. Chúng ta cũng ít khi suy ngẫm về cơ chế đã tạo ra ánh sáng Mặt trời – một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự sống, về hấp dẫn – cái chất keo đã kết dính chúng ta vào Trái đất mà nếu khác đi chúng ta sẽ xoay tít và trôi dạt vào không gian vũ trụ, về nguyên tử đã cấu tạo nên tất cả chúng ta và chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự bền vững của chúng. Chỉ trừ có trẻ em (vì chúng còn biết quá ít để không ngần ngại đặt ra những câu hỏi quan trọng) còn ít ai trong chúng ta tốn thời gian để băn khoăn tại sao tự nhiên lại như thế này mà không như thế khác, vũ trụ ra đời từ đâu, hoặc nó có mãi mãi như thế này không, liệu có một ngày nào đó thời gian sẽ trôi giật lùi, hậu quả có trước nguyên nhân hay không; hoặc có giới hạn cuối cùng cho sự hiểu biết của con người hay không. Thậm chí có những đứa trẻ con, mà tôi có gặp một số, muốn biết lỗ đen là cái gì; cái gì là hạt vật chất nhỏ bé nhất, tại sao chúng ta chỉ nhớ quá khứ mà không nhớ tương lai; và nếu lúc bắt đầu là hỗn loạn thì làm thế nào có sự trật tự như ta thấy hôm nay và tại sao lại có vũ trụ.” (tú – Fahasa, 5/2016)
Đọc luôn: https://tusachmeocon.org/sach-stephen-hawking/
Trong cuốn sách này, Stephen Hawking đã trả lời các câu hỏi như: Có chăng Thượng đế? Mọi sự đã khởi đầu như thế nào? Liệu chúng ta có thể dự đoán tương lai không? Bên trong lỗ đen có gì? Du hành thời gian có khả thi không? Chúng ta định hình tương lai bằng cách nào? bằng những suy luận bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học của ông, rất sắc bén đồng thời cũng vô cùng ngắn gọn, thật sâu xa nhưng cũng rất giản dị, như chính bản thân ông vậy.
“Sách mới, có màng co, dịch tốt. Thông tin đọc thấy quen quen, chắc do mình đã đọc rất nhiều quyển về thể loại Thiên văn Vũ trụ nên đã kinh qua nhiều kiến thức giống thế này. Mua về chủ yếu để đủ bộ Tủ sách Khoa học Khám Phá.” (Bùi Quang Vũ – Tiki, 2021)
“Cuốn sách này khá hay. Sách như một lời giới thiệu về công việc của hawking hoặc như một lời nhắc nhở cho những người đã đọc một đoạn lịch sử ngắn về thời gian trước đây và muốn được nhắc nhở về các khái niệm cơ bản. Sách viết không nhằn giới thiệu lỗ đen cho sinh viên vật lý (chỉ cần đi thẳng vào lịch sử ngắn gọn) nhưng tuyệt vời cho người đọc bình thường. Mình hơi thất vọng cuốn sách mỏng quá nhưng cuốn này lại súc tích. Cuốn sách rất ngắn, nhưng đầy đủ. Có đầy đủ thông tin về Hố đen, lịch sử của chúng và các giả thuyết và giả thuyết khác nhau về sự hình thành, đặc điểm và mục đích của chúng trong cuốn sách này. Rất đáng để đọc đấy các bạn.” (Trần Trung Quân – Fahasa, 11/2020)
Nguồn: Fahasa#2. Lỗ Đen: Các Bài Diễn Thuyết Trên Đài
Sách tập hợp hai bài nói chuyện của nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking trên BBC vào đầu năm 2016. Trong loạt bài giảng trên BBC này, tác giả đã dựng lên thách đố phải tóm lược câu chuyện cả một đời bên trong lỗ đen chỉ trong hai cuộc trò chuyện mười lăm phút.
“Cuộc đời đóng góp khoa học của nhà nghiên cứu vật lý, tác giả Stephen Hawking có thể gói gọn trong hai từ, “phổ cập” và “lỗ đen”. Các thành tựu nghiên cứu và lý thuyết khoa học vật lý hiện đại càng ngày càng phức tạp và khó hiểu, vì bản chất của vũ trụ không bao giờ có thể là một thứ dễ giải thích, các nhà khoa học hiện nay cần đến không gian nhiều chiều, cơ học lượng tử và những khái niệm vô cùng trừu tượng để lý giải và kết nối cách thế giới vận hành, nên giải thích cho “người bình thường” – công chúng phổ thông – biết và hiểu những thành tựu ấy gần như là bất khả. Hawking đã làm được điều đó qua các tác phẩm khoa học phổ thông của mình, để những ai hiếu kỳ nhưng bị rối trí, bị mê hoặc bởi ý tưởng nhưng lúng túng về mặt khoa học có thể tiếp cận dễ dàng hơn với vật lý hiện đại. Ông cũng có những phát kiến chấn động về lỗ đen, ghi tên mình vào lịch sử bằng bức xạ Hawking và chủ trương thống nhất thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Sách bìa mềm, gồm 2 bài nói chuyện của Stephen Hawking về lỗ đen và phần giới thiệu và ghi chú của David Shukman, biên tập viên khoa học BBC.” (Bảo Bảo – Fahasa, 7/2020)
“Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu và giải thích về các loại lỗ đen, cách hình thành, thành phần của lỗ đen. Đóng góp độc đáo của Stephen Hawking cho nghiên cứu khoa học là dựng lên những phương thức tiếp cận các vấn đề chuyên môn rất đa dạng: nổi tiếng nhất, ông là người đầu tiên đã khảo sát vũ trụ rộng lớn bằng những kỹ thuật khoa học lập ra để nghiên cứu những hạt nhỏ bé bên trong nguyên tử. Người dịch cũng rất hay vì đã truyền tải hết được kiến thức sách một cách tốt nhất. Với tôi thì nhiêu đây cũng đã diễn đạt hết kiến thức về sự hiểu biết tạm thời của khoa học thiên văn và của tác giả về Lỗ Đen Không Có Lông rồi. Cám ơn nhiều nhé những người đã giúp tôi có được cuốn sách này” (Min Xù – Fahasa, 7/2020)
Nguồn: Fahasa#3. George Và Vụ Nổ Big Bang
George cực kỳ, cực kỳ bực bội Sự có mặt của thành viên mới trong gia đình khiến bố mẹ không còn chú ý đến cậu, chú lợn Freddy đáng yêu nay bị đưa ra khỏi nhà đến sống ở một trang trại xa lạ, và tệ hại hơn: cô bạn thân Annie giờ đang chơi với anh bạn mới mà dường như quên luôn cả George… Cậu quyết định giúp chú Eric lên kế hoạch thực hiện một thí nghiệm đầy thú vị tại Thụy Sĩ, để mở ra cho loài người kiến thức về những khoảnh khắc đầu tiên xảy ra trong vũ trụ. Nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng khi George phát hiện ra, một tổ chức bí mật đang ra sức chống phá kế hoạch của chú Eric… Trong chuyến phiêu lưu gay go nhất của mình, lần này George phải cứu thế giới, cứu vãn tình bạn với Annie và cả chú lợn đáng yêu Freddy!
#4. Khoa Học Khám Phá – Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Stephen Hawking, một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta, là một biểu tượng trí tuệ, được biết đến không chỉ vì sự mạo hiểm trong các ý tưởng, mà còn vì sự rõ ràng và hóm hỉnh mà ông thể hiện. Trong tác phẩm này, Hawking đưa chúng ta đến đỉnh cao của vật lý lý thuyết, nơi mà sự thật thường xa lạ hơn là hư cấu, để giải thích theo từ ngữ bình dân về các nguyên tắc kiểm soát vũ trụ của chúng ta.
#5. Lược Sử Thời Gian
Tò mò là một trong những phẩm chất bẩm sinh vô cùng quan trọng của chúng ta, và những vấn đề như Bản chất của vũ trụ là gì? Vũ trụ từ đâu ra? Chúng ta đến từ đâu và đóng vai trò gì trong vũ trụ? Có giới hạn cho sự nhận thức của con người không? là những câu hỏi mà biết bao nhiêu thế hệ con người đã đặt ra dưới dạng này hoặc dạng khác từ khi bắt đầu biết nhận thức và suy ngẫm về thế giới này. Tất cả những vấn đề được nên ra trong tác phẩm Lược sử thời gian như Vũ trụ giãn nở, Lỗ đen, Nguồn gốc và số phận của vũ trụ, Mũi tên thời gian… đều là mong muốn của tác giả để phần nào trả lời được những câu hỏi đó, và hướng tới việc giải thích các giai đoạn lịch sử của toàn bộ vũ trụ.
“Chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà hầu như không hiểu được về thế giới chung quanh. Chúng ta cũng ít khi suy ngẫm về cơ chế đã tạo ra ánh sáng Mặt trời – một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự sống, về hấp dẫn – cái chất keo đã kết dính chúng ta vào Trái đất mà nếu khác đi chúng ta sẽ xoay tít và trôi dạt vào không gian vũ trụ, về nguyên tử đã cấu tạo nên tất cả chúng ta và chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự bền vững của chúng. Chỉ trừ có trẻ em (vì chúng còn biết quá ít để không ngần ngại đặt ra những câu hỏi quan trọng) còn ít ai trong chúng ta tốn thời gian để băn khoăn tại sao tự nhiên lại như thế này mà không như thế khác, vũ trụ ra đời từ đâu, hoặc nó có mãi mãi như thế này không, liệu có một ngày nào đó thời gian sẽ trôi giật lùi, hậu quả có trước nguyên nhân hay không; hoặc có giới hạn cuối cùng cho sự hiểu biết của con người hay không. Thậm chí có những đứa trẻ con, mà tôi có gặp một số, muốn biết lỗ đen là cái gì; cái gì là hạt vật chất nhỏ bé nhất, tại sao chúng ta chỉ nhớ quá khứ mà không nhớ tương lai; và nếu lúc bắt đầu là hỗn loạn thì làm thế nào có sự trật tự như ta thấy hôm nay và tại sao lại có vũ trụ.” (tú – Fahasa, 5/2016)
Đọc luôn: https://tusachmeocon.org/sach-stephen-hawking/