Cách kiểm tra nợ xấu chính xác nhất

hanhneee

Member
13 Tháng tư 2023
31
0
6
Nợ xấu không chỉ đơn giản là một khoản nợ không trả được, mà còn là một rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Chúng ta hãy khám phá về nợ xấu và tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá và quản lý nó để đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.

DGRgmL6zA9MCsk1qN-bHeNr9JgyfdZkTgcDADozS-mOFNsL3eI9gGFVNeFOl3ZKdOmuSf8YG-D8gjDU84RvpNpE0_GKCrbsIDU8_zbfCtGtFP1HlCe4Flrgr9ieHK6jiGlNRjad85F51VmfnTJ65aig


Nợ xấu là gì?​

Nợ xấu là những khoản nợ đã quá hạn chưa thanh toán hơn 90 ngày, tính từ ngày đến hạn đầu tiên chưa thực hiện nghĩa vụ khoản vay. Các khoản nợ hiện nay được phân thành 5 nhóm, đánh số từ 1 - 5. Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 - 5.
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vẫn thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng với các khoản thuộc nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, đây là các khoản nợ nội xấu nội bảng. Ngoài các tổ chức này, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (viết tắt là CIC) hiện đang thực hiện tiếp nhận thông tin về lịch sử tín dụng của các tổ chức tín dụng trong nước. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu của trung tâm này để tra cứu và tìm hiểu thông tin hoàn toàn miễn phí.
>>>Xem thêm: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?

Nguyên nhân gây ra nợ xấu​

Cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng GoSELL nhận thấy chủ yếu do kế hoạch và phương án quản lý tài chính:
Thẻ tín dụng thanh toán trễ hạn hoặc không được thanh toán phần tối thiểu.
Khoản vay không được thanh toán các phí phạt do chậm thanh toán.
Người vay không đủ khả năng thanh toán cho các khoản vay: thấu chi, thẻ tín dụng, các khoản mua trả góp,...
Người vay liên quan đến kiện tụng nên không còn khả năng trả nợ.
Dù với nguyên nhân gì, người vay bị nợ xấu đều chịu hậu quả nặng nề, ít nhất trong hoạt động hỗ trợ tín dụng của các NHTM.
Dù nợ xấu do nguyên nhân gì thì người vay đều phải chịu trách nhiệm và không được hỗ trợ tín dụng tại các NHTM.

Tại sao cần kiểm tra nợ xấu?​

Đối với ngân hàng, theo quy định cấp tín dụng của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ hỗ trợ hoạt động tín dụng với khách hàng không có nợ xấu, tức là lịch sử tín dụng hoàn toàn sạch sẽ ở thời điểm vay tiền. Ngân hàng sẽ trực tiếp kiểm tra qua CIC để cân nhắc và quyết định.
Đối với người vay, nợ xấu gia tăng cùng bối cảnh nền kinh tế khiến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ngày càng khó khăn. Điều này dẫn tới khả năng bị nợ xấu cũng cao hơn. Hoạt động kiểm tra nợ xấu thường xuyên và xử lý nợ kịp thời có tác dụng:
Cập nhật tình hình nợ xấu ngân hàng nhanh chóng, từ đó có hướng xử lý nợ phù hợp.
Lựa chọn giải pháp tài chính tốt nhất và phù hợp nhất với tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại là địa chỉ có thể cung cấp khoản vay tiêu dùng, vay tín chấp với chi phí lãi tốt nhất. Tuy nhiên, nếu đang có nợ xấu, ngân hàng sẽ từ chối ngay từ khâu thẩm định. Nếu không có nợ xấu, bạn sẽ cơ hội tiếp cận nguồn vốn chi phí hấp dẫn của ngân hàng với khả năng duyệt vay cao.

Việc hiểu rõ và quản lý nợ xấu có thể giúp doanh nghiệp tránh rủi ro tài chính và duy trì sự phát triển ổn định. Điều này là một phần quan trọng của việc xây dựng một tương lai kinh doanh bền vững.
 

Bài mới nhất