Cafe beer, một sự kết hợp đầy thú vị giữa hai thế giới khá khác biệt: cà phê và bia. Đây là một khái niệm độc đáo và đầy sáng tạo, nơi mà bạn có thể thỏa mãn đồng thời cả nhu cầu về động lực bằng cà phê và niềm vui bằng bia.
Mô hình cà phê beer là gì?
Một hai năm trở lại đây, mô hình cà phê beer đang nổi rần rần trên thị trường F&B Việt Nam. Bằng chứng rõ rệt là, càng ngày càng nhiều chủ quán theo đuổi mô hình này. Cà phê beer là mô hình kết hợp giữa quán cà phê và quán beer. Thông thường từ 8h sáng đến 3h chiều là khung giờ mà quán hướng tập trung phục vụ khách hàng cà phê. Kể từ 4h chiều đến 12h đêm, quán cà phê sẽ “lột xác” trở thành một quán beer đích thực, với đồ nhậu, đồ uống chứa cồn, cocktail,…Mô hình này được lòng khách hàng nhờ phục vụ từ sáng tới đêm muộn với đa dạng đồ uống theo từng thời điểm. Khách hàng tới đây uống cà phê bàn công việc hoàn toàn có thể hẹn nhau ở lại để “anh chén, em chén” nhậu tới khuya. Nó giải quyết hoàn toàn vấn đề về khoảng cách di chuyển, giá tiền,… cho khách hàng. Nhiều khách hàng vãng lai tới uống cà phê hoàn toàn có thể trở thành khách trung thành bên bàn nhậu tại quán. Ý tưởng này phù hợp nhất với tập khách hàng có thu nhập từ thấp đến trung bình, thường là sinh viên, người trẻ mới đi làm hoặc dân văn phòng.
Lợi thế nổi bật của mô hình cà phê beer
Cà phê beer là một mô hình mang đến nhiều “cái lời” cho chủ quán, ví dụ như: gia tăng lợi nhuận, khách hàng, tối giản chi phí marketing, tận dụng địa điểm,… Tuy nhiên, hai lợi ích nổi bật nhất mà giải quyết được nỗi “đau đáu” của chủ quán hiện tại có thể kể đến là:Nhanh chóng gia tăng doanh thu
Lợi ích dễ nhận thấy đầu tiên khi chủ quán lựa chọn mô hình cà phê beer chính là: gia tăng doanh số nhanh chóng. Khác với những mô hình đơn lẻ, mô hình cà phê beer cho phép chủ quán nhanh chóng có nhiều khách hàng quen hơn. Ví dụ, khách hàng tìm đến quán của bạn nhờ chất lượng cà phê và cung cách phục vụ, hoàn toàn có thể trở thành khách quen đến để lai rai, nhậu nhẹt với bạn bè vào buổi tối. Hoặc ngược lại khi khách hàng đã “ưng chiếc bụng” với chất lượng và giá cả sau một lần tụ tập uống bia tại quán, họ có thể ghé đến quán khi có nhu cầu cà phê làm việc, hoặc gặp gỡ đối tác. Tựu chung lại, bạn có thể lôi kéo khách hàng và bán chéo sản phẩm từ mô hình cà phê beer kết hợp này, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho quán nhanh chóng.Tối ưu chi phí vận hành
Lợi ích tiếp theo đáng để các chủ quán cân nhắc khi lựa chọn mô hình cà phê beer là khả năng tối ưu các khoản chi phí vận hành. Nếu chọn kinh doanh mô hình độc lập như cà phê, bar, lounge, pub,… chủ quán sẽ khó mà hoạt động hết các khoảng thời gian trong ngày. Trong khi mô hình cà phê thường chỉ đông khách từ 8h sáng đến 20h giờ tối, thì khoảng thời gian lý tưởng sau đó lại cực lý tưởng để kinh doanh quán beer. Lựa chọn mô hình kết hợp giúp quán của bạn có thể hoạt động full công suất từ sáng sớm cho tới đêm muộn. Điều này giúp tối ưu các chi phí mặt bằng, chi phí trang thiết bị và chi phí nhân sự – những khoản chi phí cố định khủng mà chủ quán đang phải gồng gánh hàng ngày.Mô hình cà phê beer – trend nhất thời hay xu hướng mới?
Vậy sau tất cả những lợi ích nổi bật kể trên, chủ quán có nên đi theo mô hình cà phê beer không? Và liệu rằng ý tưởng này chỉ là trend thức thời, hay là một xu hướng kinh doanh bền vững mới? Không thể phủ nhận rằng mô hình cà phê beer là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời khi mang lại các khoản sinh lời hiệu quả. Tuy nhiên, chủ quán cũng cần cân nhắc đến các điểm hạn chế của mô hình này.Đầu tiên, vận hành một quán cà phê beer chắc chắn khó hơn việc quản lý một mô hình cà phê, beer, bar,… đơn lẻ. Khối lượng công việc nhiều đã đành, nhưng độ khó của mỗi công việc cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ, một Barista phải vừa biết pha cà phê, lại vừa phải biết pha chế đồ uống có cồn. Kỹ năng nhân viên buộc phải nâng cao khiến chủ quán phải chi trả nhiều hơn mới có thể tuyển dụng được. Xét về mặt quản lý, chủ quán cũng cần kiêm nhiệm nhiều công việc hơn, “luôn chân luôn tay” từ sáng sớm cho đến khuya muộn.
Bên cạnh đó, chủ quán cũng gặp khó khăn trong công tác quản trị thương hiệu và xây dựng các chương trình marketing khi quyết định đầu tư kết hợp cả hai mô hình này. Tập khách hàng gia tăng đáng kể, nhưng kèm theo đó là yêu cầu cũng ngày một khắt khe hơn. Chỉ cần một sơ suất nhỏ không được xử lý khủng hoảng truyền thông tốt, “tai tiếng” từ quán beer sẽ ảnh hưởng tới quán cà phê, và ngược lại. Vì vậy, nếu tự tin khắc phục được những tồn tại trong mô hình kinh doanh này, chủ quán hoàn toàn có thể gia nhập “cuộc chơi” kinh doanh cà phê beer lâu dài và bền vững.
Với những chia sẻ của GoSELL có thể thấy, Cafe beer không chỉ là một nơi để thưởng thức đồ uống, mà còn là một trải nghiệm thú vị về văn hóa và xã hội. Nó tạo ra không gian thú vị để gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, hoặc thậm chí là làm việc. Với sự đa dạng về hương vị và lựa chọn cà phê, bia, và đồ uống khác, cafe beer là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn thỏa mãn cả hai nhu cầu đồng thời.