Liệu chúng ta có thể lập di chúc cho những tài sản không tồn tại trong hiện tại mà sẽ hình thành trong tương lai hay không? Đây là một trong những thắc mắc lớn của nhiều người khi muốn lập di chúc. Hãy đọc bài viết sau để có câu trả lời cho vấn đề này.
>>> Giải đáp thắc mắc: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất hương hỏa từ ông bà cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
1. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?
Tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong đó, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, tại Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai như sau:
1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói cho con dưới 18 tuổi nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tại Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên, tài sản hình thành trong tương lai gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng quyền sở hữu tài sản được xác lập sau thời điểm xác lập giao dịch.
Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai gồm các loại phổ biến sau:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay: Là những tài sản có được từ việc vay vốn, ví dụ vay vốn để mua nhà, mua xe…
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm: Ví dụ chung cư đang xây, ô tô đang trong quá trình lắp ráp…
2. Có thể lập di chúc với tài sản hình thành trong tương lai được không?
Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo đó, người được thừa kế sẽ được chia các tài sản từ người chết để lại, bao gồm:
- Tài sản riêng của người đã chết:
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Như đã trình bày ở phần trên, tài sản trong đó bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai. Do vậy, tài sản hình thành trong tương lai cũng được xem là một loại tài sản của di sản thừa kế.
>>> Mách bạn: Bí quyết kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng bằng mắt thường, chính xác 100%
3. Điều kiện thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định mới 2023.
Nhà ở hình thành trong tương lai (ví dụ chung cư đang trong quá trình xây dựng) cũng là một loại tài sản của di sản thừa kế. Căn cứ Điều 118 Luật Nhà ở thì điều kiện của nhà ở hình thành trong tương lai được phép thừa kế như sau:
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
- Không bị kê biên để thi hành án;
- Không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các bên thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với người để thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai:
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Có thể lập di chúc với tài sản hình thành trong tương lai được không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Giải đáp thắc mắc: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất hương hỏa từ ông bà cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
1. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?
Tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong đó, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, tại Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai như sau:
1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói cho con dưới 18 tuổi nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tại Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên, tài sản hình thành trong tương lai gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng quyền sở hữu tài sản được xác lập sau thời điểm xác lập giao dịch.
Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai gồm các loại phổ biến sau:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay: Là những tài sản có được từ việc vay vốn, ví dụ vay vốn để mua nhà, mua xe…
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm: Ví dụ chung cư đang xây, ô tô đang trong quá trình lắp ráp…
2. Có thể lập di chúc với tài sản hình thành trong tương lai được không?
Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo đó, người được thừa kế sẽ được chia các tài sản từ người chết để lại, bao gồm:
- Tài sản riêng của người đã chết:
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Như đã trình bày ở phần trên, tài sản trong đó bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai. Do vậy, tài sản hình thành trong tương lai cũng được xem là một loại tài sản của di sản thừa kế.
>>> Mách bạn: Bí quyết kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng bằng mắt thường, chính xác 100%
3. Điều kiện thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định mới 2023.
Nhà ở hình thành trong tương lai (ví dụ chung cư đang trong quá trình xây dựng) cũng là một loại tài sản của di sản thừa kế. Căn cứ Điều 118 Luật Nhà ở thì điều kiện của nhà ở hình thành trong tương lai được phép thừa kế như sau:
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
- Không bị kê biên để thi hành án;
- Không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các bên thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với người để thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai:
- Là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư;
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.
- Phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự;
- Không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
- Có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Có thể lập di chúc với tài sản hình thành trong tương lai được không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]