Đánh Giá Hiệu Năng Intel Core i9-10900K: Khẳng Định Sức Mạnh Vượt Trội

hoanghachi

Member
19 Tháng năm 2023
605
0
16
Dòng sản phẩm Intel Core i9 10900K của dòng Comet Lake-S. quả xứng đáng với kỳ vọng của người dùng về một flagship cao cấp của Intel, sản phẩm đem tới hiệu năng đơn nhân và đa nhiệm vô cùng tốt với số nhân lên tới 10 nhân và 20 luồng, chưa kể xung nhịp đã được cải tiến lên tới 5.2 GHz. Hãy cùng Maychuhanoi tìm hiểu trong bài viết này để xem i9 10900K mạnh ra sao.
Core i9-10900K là flagship của dòng Comet Lake-S cho người dùng phổ thông năm nay với sự gia tăng về số nhân và đây cũng là lần đầu tiên, vi xử lý phổ thông của Intel có 10 nhân 20 luồng.
Xung vẫn là thế mạnh của Intel khi con CPU này vẫn có thể đạt mức xung trên 5 GHz - mức xung mà các vi xử lý AMD vẫn khó có thể chinh phục với giải pháp tản nhiệt thông thường. Thêm nữa là giá bán của Core i9-10900K cũng đã tốt hơn nhiều so với Core i9-9900K, ở Việt Nam khoảng 14 triệu. Dù vậy, Comet Lake-S vẫn dùng tiến trình 14nm và hẳn anh em đã nghe đến chuyện Core i9-10900K ăn điện và rất nóng? Mình đã test qua và chia sẻ thêm với anh em dưới đây:
Core i9-10900K có những thông số rất ấn tượng, 10 nhân 20 luồng, xung cơ bản 3,7 GHz nhưng nó có nhiều mức xung Turbo Boost khác nhau. Turbo Boost 3.0 thì 4 nhân tốt nhất sẽ tự động được kích lên các mức xung 5,2 GHz 2 nhân hay đơn nhân và 4 nhân ở 5,1 GHz. Lần này Intel bổ sung thêm một mức xung là Thermal Velocity Boost, đưa xung đơn hoặc đôi nhân lên 5,3 GHz ở điều kiện nhiệt độ lý tưởng.
Tương tự mức xung đa nhân sẽ là 4,8 GHz và TVB sẽ đẩy xung đa nhân lên 4,9 GHz ở điều kiện nhiệt độ lý tưởng. Ngoài sự tăng tiến về xung nhịp thì Core i9-10900K cũng có bộ đệm lớn hơn với 20 MB L3, 2,5 MB L2 và 640 KB L1. Intel đã tăng xung bộ nhớ DRAM hỗ trợ lên DDR4-2933 MHz trong khi thế hệ trước như Core i9-9900K có bộ đệm 16 MB và hỗ trợ DDR-2666, từ đó tăng băng thông RAM tối đa lên 45,8 GB/s.
So với Core i9-9900K hay KS thì Thermal Velocity Boost (TVB) chính là điểm khiến Core i9-10900K khác biệt nhưng cung cần lưu ý rằng để đạt được mức xung này, nhiệt độ CPU phải dưới 70 độ C. Đó là lý do vì sao Intel lẫn các hãng làm bo mạch chủ đều khuyến cáo anh em phải sử dụng tản nhiệt tốt như tản khí hiệu năng cao hay tản nhiệt nước AIO để đảm bảo Core i9-10900K có thể chạy được ở mức xung theo thiết kế.
Nhìn vào cách Intel thiết kế các mức xung cho Core i9-10900K cũng như dòng Comet Lake-S nói chung thì vẫn muốn phát huy lợi thế xung đơn nhân cao, từ đó mang lại hiệu năng tốt hơn cho các tác vụ không cần quá nhiều nhân xử lý phải chạy đồng xung như game.
>>> Xem thêm: máy chủ asus

Dĩ nhiên để đạt được mức xung cao thì thứ phải đánh đổi là điện và nhiệt. 5,3 GHz là mức xung rất cao đối với một con CPU 10 nhân và TDP 125 W của Core i9-10900K chính là mức 1 Power Limit (PL1). Tuy nhiên, mức PL2 của Core i9-10900K lại đến 250 W, tức gấp đôi PL1 và thời gian Tau (T) của PL2 là 56 giây. Core i9-9900K có PL1 là 95 W và PL2 = 1.25x của PL1 tức 118,75 W và Tau chỉ 28 giây. Vậy nên, với 2 nhân nhiều hơn và xung ở PL2 cao hơn, thời gian giữ xung lâu hơn thì Core i9-10900K hiển nhiên đạt hiệu năng cao hơn nhiều so với Core i9-9900K. Tuy nhiên, nó cũng sẽ ăn điện nhiều hơn và cần giải pháp tản nhiệt đủ tốt để có thể khiến nó phát huy hiệu năng tối đa.
Vây nên mình cho rằng những chiếc tản khí yếu bóng vía với khả năng giải phóng tầm 125 - 130 W nhiệt sẽ khó có thể đáp ứng được nhu cầu của Core i9-10900K khi chạy ở PL2 và tới thời điểm mình viết bài này, mình cũng khuyến nghị anh em rằng nên dùng tản AIO 240 mm trở lên cho Core i9-10900K nếu muốn con CPU này đạt hiệu năng tối đa theo thiết kế, còn muốn OC thì phải tản AIO 280 hoặc 360 loại tốt.
Mình cũng đầu tư một con tản chất lượng là Corsair H150i Pro RGB XT với rad 360 mm, quạt có áp suất tĩnh cao để chiến với Core i9-10900K.
Lưu ý gì khi nâng dàn từ Coffee Lake-S sang Comet Lake-S và lưu ý gì khi đổi từ Core i9-9900K lên Core i9-10900K?
Mainboard Z490 là câu trả lời cho anh em. Đây là nền tảng chipset cao cấp dành cho các vi xử lý Core i thế hệ 10 và cũng là nền tảng duy nhất của Intel trong phân khúc phổ thông hỗ trợ OC các phiên bản CPU dòng K. Biết trước về nhu cầu điện năng cao hơn đáng kể của các CPU Comet Lake-S thành ra các hãng làm bo mạch chủ đều trang bị dàn VRM rất chất lượng cho các mẫu bo mạch Z490 tầm trung đến cao cấp.
Mình sử dụng chiếc bo mạch chủ Z490 Aorus Master để nghịch ngợm con Core i9-10900K và chiếc bo này có thiết kế kế dàn điện rất đáng chú ý với 14 phase, vi điều khiển Intersil ISL6929 quản lý 12 kênh và những con Power Stage ISL99390 trên bo cho CPU đến 90A mỗi con.
Những Mainboard Z390 thì Power Stage thường tối đa 70A, nói tới đây là anh em có thể hình dung nhu cầu điện nặng của Core i9-10900K ra sao. Và cũng cần lưu ý rằng không phải mẫu bo Z490 nào cũng được thiết kế dàn điện đủ tốt, các hãng làm bo sẽ đánh ở nhiều phân khúc và ở phân khúc entry thì khó mà có những chiếc bo chất lượng để có thể đảm bảo hiệu năng của Core i9-10900K, khả năng OC cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Có một điều đáng tiếc là Comet Lake-S vẫn chưa hỗ trợ PCIe 4.0, trên chiếc bo Gigabyte Z490 Aorus Master mình nhận thấy có những linh kiện chờ cho PCIe 4.0, những con IC nằm ngay phía trên khe PCIe 3.0 x16 đầu tiên. Có thể thế hệ tiếp theo của Comet Lake-S là Rocket Lake-S, Intel có thể sẽ hỗ trợ PCIe 4.0 nhưng cũng có thông tin cho rằng bản chất Comet Lake-S đã được thiết kế để hỗ trợ PCIe 4.0 nhưng vấn đề nằm ở chipset 400 series.
>>> Xem thêm: dell r630

Anh em buộc phải mua các bo mạch chủ thế hệ Intel 400 series như Z490, H470 hay B460 vì một lý do đơn giản: Socket dành cho Comet Lake-S là LGA 1200 thay vì LGA 1151 như đời trước dù nhìn bên ngoài, socket của a đời bo khá giống nhau về kích cỡ. LGA 1200 có nghĩa số chân (pin) trên CPU cũng như socket là 1200 pin, nhiều hơn 49 pin so với 1151 và những pin bổ sung này sẽ phục vụ cho nhiều mục đích, có thể là tính năng nhưng đa phần là điện năng.
Anh em cũng không thể vô ý hay cố ý gắn CPU thế hệ Comet Lake-S lên các bo đời cũ và ngược lại bởi vị trí phần khoét của socket đã thay đổi, không quá lo lắng về điều này.
Nói về tản nhiệt chút thì chiếc tản Corsair H150i Pro RGB XT về cơ bản là một bản nâng cấp của con Corsair H150i Pro RGB đời trước nhưng sự nâng cấp này khá lớn. Mình sở hữu cả 2 con tản 360 mm này và nhận thấy đời phiên bản H150i Pro RGB XT có sự thay đổi về block và pump - chuyển sang CoolIT thay vì dùng Asetek Gen6. Kích thước của rad vẫn không đổi nhưng thứ thật sự thay đổi là 3 chiếc quạt ML120 đi kèm với nó.
Cả 3 chiếc quạt đều được thiết kế lại, dày hơn một chút so với quạt ML120 trên H150i Pro RGB đời trước và đặt biệt là áp suất tính của nó cao hơn đáng kể cùng với tốc độ quay ở 2500 rpm. Thật sự quạt chính là điểm yếu lớn nhất của chiếc tản H150i Pro RGB đời trước bởi Corsair đã ưu tiên sự yên lặng khiến quạt chỉ quay ở tối đa 1600 rpm và cho áp suất tĩnh 1.78 mmH2O. Quạt ML120 mới cải tiến về thiết kế cánh và khung quạt dày hơn, tốc độ quạt tối đa là 2400 rpm và áp suất tĩnh lên đến 4.2 mmH2O.
Vậy nên H150i Pro RGB XT khiến mình tự tin hơn về hiệu năng khi xài nó với Core i9-10900K. Nếu anh em thích màu mè thì H150i Pro RGB XT cũng đẹp hơn với đèn trên block nước nhiều bóng LED, hỗ trợ nhiều hiệu ứng hơn so với đời trước. Và 1 yếu tố nữa đó là giá của con tản này rẻ hơn phiên bản cũ đáng kể, tầm 4,2 triệu trong khi mình mua con cũ lúc đó là 5 triệu.
Để đảm bảo hiệu quả tản nhiệt tốt nhất thì mình dùng thêm keo tản nhiệt Kryonaut của Thermal Grizzly. Intel hiển nhiên biết rõ rằng Core i9-10900K sẽ nóng và hãng đã cải tiến trên CPU bằng cách làm mỏng die, tăng độ dày của nắp IHS (Integrated Heat Spreader) - cũng là tăng vật liệu tiếp xúc nhiệt giữa CPU và bề mặt lấy nhiệt của tản nhiệt.
Phần còn lại của cấu hình mình xài 2 thanh RAM G.Skill TridentZ RGB 3200 CL14, 2 ổ SSD WD Black đều là M.2 PCIe 3.0 x4 Nvme, card đồ họa dùng để test là RTX 2060 Super, đi kèm với bộ nguồn ThermalTake ToughGrand 850W Plus Gold.
Có một lưu ý đối với những anh em đang sử dụng Core i9-10900K đó là tính năng MultiCore Enhancement (MCE) trên bo mạch Z490. Tính năng này được thiết kế để tăng cường hiệu năng của CPU nhưng nó cũng khiến con CPU nóng hơn bởi chích cho nó quá nhiều Volt.
Mình đã thử bật MCE trên bo mạch chủ Z490 Aorus Master và kết quả là Vcore tự động lên đến gần 1,5 V và giữ xung toàn nhân ở 5,3 GHz - điện áp này không hề tốt đối với tuổi thọ của bán dẫn dù xung đa nhân của Core i9-10900K được đưa lên cao hơn tầm 400 MHz so với mức xung TVB là 4.9 GHz. Mình cũng gặp điều tương tự với chiếc bo Z490 Maximus XII Extreme, dạo quanh các diễn đàn thế giới cũng thấy khuyến cáo nên tắt MCE.
Thiết lập đầu, mình để mọi thứ mặc đinh, chỉ bật XMP cho RAM với mục tiêu để con CPU hoạt động theo các mức xung thiết kế và tiến hành benchmark.
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội
- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa
Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644
- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10
Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399
- Email: [email protected]
- website: https://maychuhanoi.vn/
- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
 

Bài mới nhất