ĐH Duy Tân Ký kết Hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence và Hội thảo về Ứng dụng AI trong trường đại học
Sự “trỗi dậy” của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã góp phần làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của con người. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ở lĩnh vực Giáo dục, hoạt động đào tạo phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn. Trước thực tế đó, Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” vào ngày 24/2/2024 đồng thời ký kết hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng nhau sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực này.
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân phát biểu tại Hội thảo
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ tại Hội thảo: “Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ là một sự kiện rất được mong chờ ở Đại học Duy Tân. Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của AI, nhiều câu hỏi được đặt ra cho mọi lĩnh vực, trong đó câu hỏi trường đại học phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn.
AI chắc chắn sẽ đem lại những tiện ích cho việc đào tạo và nghiên cứu nói chung. Ở thời điểm hiện tại, các giảng viên đã và đang làm quen với việc sử dụng AI một cách có hiệu quả cho việc giảng dạy đồng thời điều chỉnh để phù hợp cho từng cá nhân người học. Đại học Duy Tân hiện đang sử dụng Chat GPT và ứng dụng AI để dạy một số môn học tại các Khoa, trong đó có Khoa Du lịch với những câu trả lời của ‘giảng viên’ AI không hề ‘kém cạnh’ một giảng viên thực thụ khi được đặt những câu hỏi. Mặc dù, ứng dụng AI này vẫn còn ‘thụ động’ ở chỗ mới biết trả lời khi được đặt câu hỏi nhưng tôi cho rằng trong thời gian tới những thay đổi để cải thiện vấn đề này không khó.
Tôi mong rằng, Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ sẽ là dịp để mình và các đồng nghiệp cùng gặp gỡ để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu.”
Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” đã trở thành diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến AI đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học.
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Các vấn đề rất thực tế đã được đưa ra thảo luận như: Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học, Hạ tầng công nghệ AI cho trường Đại học, Ứng dụng AI tạo sinh trong công việc, Vấn đề đạo đức và pháp lý khi sử dụng AI, Dự báo xu hướng phát triển của AI,…
Nhiều nhận định được phân tích từ góc nhìn của các chuyên gia ngay tại Hội thảo như:
- “Trí tuệ Nhân tạo, công nghệ hàm mũ trong tương lai và xu hướng phát triển” của GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch FISU Việt Nam,
- “Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học” của TS. Đặng Mỹ Châu - Chuyên gia khối Giáo dục Microsoft,
- “Ứng dụng Generative AI trong công việc” của ông Đoàn Việt Hùng - Quản lý Marketing thị trường Việt Nam,
- “Các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến sử dụng AI” của TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng,…
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ: “Trí tuệ Nhân tạo không còn là một lĩnh vực công nghệ mà đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại ‘tiền’ cho thế giới. Và do vậy, các quốc gia quan tâm đến AI không chỉ dừng ở hoạt động nghiên cứu mà là cả chiến lược để phát triển trong tương lai. Có thể nói rằng, chúng ta đang đứng trong một giai đoạn rất quan trọng, đó là Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Những người làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin chúng tôi rất tự hào bởi đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 3 với những thành tựu trong Tin học hóa và Tự động hóa. Đứng trước những thách thức và cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia đã có định hướng để phát triển các nền tảng cũng như xây dựng nhiều chiến lược mới. Trong đó, Việt Nam cũng đã đi cùng với sự phát triển khi có những bước tiến mạnh mẽ về Công nghệ, cụ thể là ở lĩnh vực AI.”
Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân với Công ty Alibaba Cloud Intelligence
Ngay sau Hội thảo, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng thiết lập nhiều hoạt động. Trong đó có:
- Thiết lập quan hệ đối tác trong Chương trình trao quyền học thuật trên nền tảng đám mây của Alibaba (AAEP);
- Cùng hợp tác để nuôi dưỡng những tài năng địa phương có năng lực công nghệ và tinh thần kinh doanh;
- Làm việc cùng nhau để giúp các nhà giáo dục và sinh viên phát triển các kỹ năng thực tế về công nghệ đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ở Việt Nam và các quốc gia khác;
- Hợp tác cùng nhau để tổ chức các chuyến tham quan, hoạt động và cuộc thi xuyên khu vực nhằm mở rộng tầm nhìn của sinh viên về toàn cầu hóa, đổi mới và số hóa;
- Học viện Alibaba Cloud sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết bằng nhiều công nghệ đám mây khác nhau để hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Trường Đại học Duy Tân về đổi mới, hợp tác xanh số hóa trên toàn quốc và các sáng kiến Giáo dục Thông minh khác nhau;
- …
Các hoạt động được triển khai sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để cung cấp cho xã hội trong thời gian tới.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5848&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Sự “trỗi dậy” của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã góp phần làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của con người. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ở lĩnh vực Giáo dục, hoạt động đào tạo phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn. Trước thực tế đó, Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” vào ngày 24/2/2024 đồng thời ký kết hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng nhau sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực này.
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân phát biểu tại Hội thảo
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ tại Hội thảo: “Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ là một sự kiện rất được mong chờ ở Đại học Duy Tân. Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của AI, nhiều câu hỏi được đặt ra cho mọi lĩnh vực, trong đó câu hỏi trường đại học phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn.
AI chắc chắn sẽ đem lại những tiện ích cho việc đào tạo và nghiên cứu nói chung. Ở thời điểm hiện tại, các giảng viên đã và đang làm quen với việc sử dụng AI một cách có hiệu quả cho việc giảng dạy đồng thời điều chỉnh để phù hợp cho từng cá nhân người học. Đại học Duy Tân hiện đang sử dụng Chat GPT và ứng dụng AI để dạy một số môn học tại các Khoa, trong đó có Khoa Du lịch với những câu trả lời của ‘giảng viên’ AI không hề ‘kém cạnh’ một giảng viên thực thụ khi được đặt những câu hỏi. Mặc dù, ứng dụng AI này vẫn còn ‘thụ động’ ở chỗ mới biết trả lời khi được đặt câu hỏi nhưng tôi cho rằng trong thời gian tới những thay đổi để cải thiện vấn đề này không khó.
Tôi mong rằng, Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ sẽ là dịp để mình và các đồng nghiệp cùng gặp gỡ để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu.”
Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” đã trở thành diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến AI đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học.
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Các vấn đề rất thực tế đã được đưa ra thảo luận như: Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học, Hạ tầng công nghệ AI cho trường Đại học, Ứng dụng AI tạo sinh trong công việc, Vấn đề đạo đức và pháp lý khi sử dụng AI, Dự báo xu hướng phát triển của AI,…
Nhiều nhận định được phân tích từ góc nhìn của các chuyên gia ngay tại Hội thảo như:
- “Trí tuệ Nhân tạo, công nghệ hàm mũ trong tương lai và xu hướng phát triển” của GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch FISU Việt Nam,
- “Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học” của TS. Đặng Mỹ Châu - Chuyên gia khối Giáo dục Microsoft,
- “Ứng dụng Generative AI trong công việc” của ông Đoàn Việt Hùng - Quản lý Marketing thị trường Việt Nam,
- “Các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến sử dụng AI” của TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng,…
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ: “Trí tuệ Nhân tạo không còn là một lĩnh vực công nghệ mà đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại ‘tiền’ cho thế giới. Và do vậy, các quốc gia quan tâm đến AI không chỉ dừng ở hoạt động nghiên cứu mà là cả chiến lược để phát triển trong tương lai. Có thể nói rằng, chúng ta đang đứng trong một giai đoạn rất quan trọng, đó là Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Những người làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin chúng tôi rất tự hào bởi đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 3 với những thành tựu trong Tin học hóa và Tự động hóa. Đứng trước những thách thức và cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia đã có định hướng để phát triển các nền tảng cũng như xây dựng nhiều chiến lược mới. Trong đó, Việt Nam cũng đã đi cùng với sự phát triển khi có những bước tiến mạnh mẽ về Công nghệ, cụ thể là ở lĩnh vực AI.”
Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân với Công ty Alibaba Cloud Intelligence
Ngay sau Hội thảo, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng thiết lập nhiều hoạt động. Trong đó có:
- Thiết lập quan hệ đối tác trong Chương trình trao quyền học thuật trên nền tảng đám mây của Alibaba (AAEP);
- Cùng hợp tác để nuôi dưỡng những tài năng địa phương có năng lực công nghệ và tinh thần kinh doanh;
- Làm việc cùng nhau để giúp các nhà giáo dục và sinh viên phát triển các kỹ năng thực tế về công nghệ đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ở Việt Nam và các quốc gia khác;
- Hợp tác cùng nhau để tổ chức các chuyến tham quan, hoạt động và cuộc thi xuyên khu vực nhằm mở rộng tầm nhìn của sinh viên về toàn cầu hóa, đổi mới và số hóa;
- Học viện Alibaba Cloud sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết bằng nhiều công nghệ đám mây khác nhau để hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Trường Đại học Duy Tân về đổi mới, hợp tác xanh số hóa trên toàn quốc và các sáng kiến Giáo dục Thông minh khác nhau;
- …
Các hoạt động được triển khai sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để cung cấp cho xã hội trong thời gian tới.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5848&pid=2062&page=0&lang=vi-VN