ĐH Duy Tân thương mại hóa sản phẩm được cấp bằng sáng chế

honghanhphan

Member
11 Tháng hai 2024
172
0
16
ĐH Duy Tân thương mại hóa sản phẩm được cấp bằng sáng chế

Trường đại học Duy Tân thương mại hóa sản phẩm Công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi với đơn hàng đầu tiên từ Tổ chức Y tế Wellbeing.



Công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation - eCPR) do các cán bộ của của Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS), Trường Đại học Duy Tân nghiên cứu và chế tạo. Sản phẩm được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng sáng chế vào năm 2023 và đưa vào hoạt động tại nhiều đơn vị trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo y khoa.



Đến nay, Tổ chức Y tế Wellbeing đã đặt hàng 10 máy eCPR. Ngày 7/3, trường sẽ tổ chức lễ bàn giao cho đơn vị. Đơn vị đã quan tâm và ủng hộ Đại học Duy Tân trong suốt quá trình chế tạo máy eCPR. Tổ chức giáo dục sức khỏe này có nhiều nét tương đồng với trường khi tập trung vào truyền thông và giáo dục sức khỏe, góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.



Hiện, Wellbeing hoạt động ở ba lĩnh vực: truyền thông giáo dục sức khỏe; cung cấp thiết bị y tế gia đình, thiết bị tập huấn y khoa; can thiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Ngay khi eCPR hoàn thiện, Tổ chức Y tế Wellbeing đã đưa về đặt thử nghiệm. Nhận thấy rõ sự hữu ích và chất lượng từ sản phẩm, đơn vị đã đặt đơn hàng đầu tiên.



Bên cạnh đó, Đại học Duy Tân trao tặng một máy eCPR cho trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng). Tổ chức Y tế Wellbeing cũng tặng miễn phí toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh THPT nhằm giúp các em tiếp thu kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi hiệu quả.

image001-1709629883-6069-1709629938.jpg


Các bác sĩ của Tổ chức Y tế Wellbeing cùng kỹ sư của Trường Đại học Duy Tân trong buổi tập huấn sử dụng eCPR. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân



TS. Lê Văn Chung - Giám đốc Trung tâm Mô phỏng Mô hình hoá (CVS), trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm eCPR cho biết, hồi sức tim phổi là kỹ thuật giúp cứu sống người bệnh rất hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, các phương pháp đào tạo hiện nay không tổng hợp và cho ra thông số đầy đủ hay nhận biết chi tiết đúng sai từng động tác để người dùng để điều chỉnh và khắc phục.



Do đó, sản phẩm eCPR của đơn vị được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D và IoT với các cảm biến trên mô hình theo thời gian thực. Nhờ đó, người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.



"Việc tích hợp cảm biến có khả năng đo độ sâu nén và tốc độ nén chính xác, xác định các tư thế đúng ở cổ, theo dõi áp suất thổi đường miệng. Với nhiều tính năng mới của sản phẩm eCPR, người dùng có thể dễ dàng tự luyện tập, nghiên cứu theo quy trình đúng đắn", ông nhấn mạnh.

image002-3114-1709629938.jpg


Sinh viên DTU thao tác với máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân



Xử lý sơ cấp cứu đúng cách trong các tình huống khẩn cấp như đột quỵ, tắt tuần hoàn, đuối nước dẫn đến ngưng tim, phổi... là kỹ năng cần thiết đối với từng cá nhân, tổ chức như trường học hay doanh nghiệp. Các đơn vị giáo dục có thể trang bị cho học sinh, sinh viên và nhân viên để giải quyết kịp thời các tình huống bất ngờ. Đây cũng là một trong những lý do các cán bộ của Đại học Duy Tân chế tạo eCPR, kết hợp phần cứng với phần mềm, công nghệ IoT và thực tế ảo để tạo nên hệ thống huấn luyện đặc biệt.



Hệ thống phần cứng của máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi gồm: một booth thực nghiệm CPR độc lập; mô hình người nhựa; bo mạch điện tử; máy tính PC, màn hình cảm ứng đa điểm được thiết kế trong không gian, diện tích và các cơ cấu thao tác phù hợp.



Hệ thống phần mềm có thiết bị mô phỏng 3D thực tế ảo nhằm xử lý các sự kiện theo thời gian thực, tạo ra cảm giác ở tay và miệng thổi khi thực hiện hồi sức tim, phổi qua các tín hiệu thu nhận từ cảm biến IoT.

image003-6534-1709629938.jpg


Một buổi đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu dùng eCPR cho doanh nghiệp. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân



Ngoài ra, eCPR tích hợp các trò chơi vận động, cho phép người sử dụng tự thực tập và nhận phản hồi sau mỗi lần thực hiện. Những đánh giá và phản hồi của thiết bị giúp người dùng dần cải thiện kỹ năng, hiện chính xác từng bước thao tác trong toàn bộ quá trình sơ cấp cứu. Qua những bài thực hành chi tiết, người dùng ở mọi lứa tuổi có thể phát triển những kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống khẩn cấp, góp phần nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cá nhân, hướng đến giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong cộng đồng.



Trong quá trình chế tạo và thử nghiệm, các cán bộ của Trường Đại học Duy Tân đã xác định mở rộng độ phổ biến với nhiều địa điểm có thể đặt máy. Trong đó, nhóm dự kiến tại sản phẩm các địa điểm công cộng để mọi người có thể trực tiếp trải nghiệm và thực hành, từ đó, nâng cao kỹ năng hồi sức tim phổi qua tương tác thực tế.



Tại các trường học phổ thông, máy đóng vai trò như một công cụ giáo dục và tuyên truyền, giúp học sinh tiếp thu các kỹ năng này. Với trường đào tạo y dược, điều dưỡng, eCPR có thể trở thành nguồn tài nguyên, hỗ trợ học tập.







Nhật Lệ



Nguồn: https://vnexpress.net/dh-duy-tan-thuong-mai-hoa-san-pham-duoc-cap-bang-sang-che-4718725.html
 

Bài mới nhất