Đến trang trại 3.000 con lợn của ông Trần Văn Mỳ ở Kim Động, Hưng Yên mới thấy được lượng phân và phế thải cần xử lý lớn đến mức nào. Trong tiếng động cơ rào rào, từ miệng máy đùn ra những đống mùn nhỏ mịn, khô tơi như mùn cưa khiến cho người đàn ông vội vàng đem bao tải ra hứng một cách trân trọng. Không ai ngờ chỉ ít phút trước đó, thứ đầu vào của chiếc máy này lại là… phân lợn tươi. Ông Mỳ vui vẻ giới thiệu với chúng tôi về chiếc máy ép phân ra tiền, giúp cho ông hàng tháng thu nhập thêm tới 30 – 35 triệu đồng.
Mỗi ngày chiếc máy ép phân được vận hành 1 lần. Phân sau khi được tách hết nước được trộn với chế phẩm vi sinh rồi đóng bao để 1 tuần cho hết mùi mới xuất bán. Trung bình 1 con lợn cỡ lớn thải ra 2 kg phân/ngày nên 3.000 đầu lợn trong trang trại thải ra 5-6 tấn phân ướt sau khi xử lý thu được khoảng 1,2 tấn phân khô. Với giá bán 1.000đ/kg, trang trại luôn trong tình trạng “cháy hàng” vì nhu cầu của những người trồng cây ăn quả, rau sạch, hoa trong vùng rất lớn, không bao giờ sợ ế.
Anh Đỗ Trọng Thạo – cán bộ khuyến nông chỉ tay vào cái túi chứa biogas đang phồng lên to như một quả đồi và bảo: “Nếu không có hệ thống máy ép phân thì không biết môi trường sẽ còn khủng khiếp đến mức nào, bởi riêng nước thải chảy vào đã phồng to như thế chứ chưa nói đến chuyện mỗi ngày thêm mấy tấn phân đổ vào nữa. Riêng công dọn phân cho một trang trại cỡ này cũng hàng trăm triệu đồng/năm nên trước đây mới xảy ra tình trạng lén lút xả thải, đổ trộm ra ngoài. Giờ đây, không mất tiền dọn dẹp đã đành mà chủ trang trại còn được một nguồn thu đều đặn, không hề nhỏ từ việc bán phân”.
Những mô hình chăn nuôi lợn, ép phân đang thể hiện rõ ưu thế về môi trường cũng như kinh tế nên rất được nhiều trang trại áp dụng.
Khi đến trang trại của ông Nguyễn Hữu Tân ở xã Đình Cao huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đập vào mắt tôi là hệ thống khung sắt rất kiên cố bao bọc quanh… chỗ để phân.
Ông Tân giải thích: “Tôi phải làm cẩn thận thế để đề phòng bọn nghiện nẫng mất cái máy hút phân”. Khác với quy mô khổng lồ của trang trại ông Mỳ, cơ sở chăn nuôi của ông Tân chỉ khiêm tốn ở mức 300 – 400 đầu lợn thế mà nó cũng từng hành ông tới số.
Trong chuồng lợn đói kêu gào còn ngoài ngõ thì bà con xì xào chuyện trang trại của nhà gây ô nhiễm khiến cho ông càng thêm đau đầu. Dù ông đã đầu tư hệ thống biogas để xử lý chất thải nhưng vẫn không thể đủ tải chất thải của 300 đầu lợn. Mỗi lần bể đầy ứ lên ông lại phải thuê hút, thuê dọn đổ lên vườn tốn đến vài triệu đồng mà không gian sực mùi xú uế.
Dù không có nhiều tiền, nhưng khi được Trung tâm khuyến nông tỉnh định hướng, ông liền mạnh dạn đầu tư mua sắm máy ép phân, xây bể chứa. Kết quả là không còn cặn bã, nặng mùi đã đành mà mỗi tháng ông còn bán được khoảng 5 triệu đồng tiền phân cho các cơ sở trồng cây ăn quả, trồng rau đủ để trả 1/3 chi phí tiền điện vận hành cho trang trại.
https://rotec.com.vn/di-xem-cong-nghe-doc-dao-ep-phan.../
#rotecvietnam
#vietnamrotec
#mayepbun
#mayepbunuytinchatluong
#mayepbunkhungban
#mayepbunchatluongcao
HÃY ĐẾN VỚI ROTEC VIỆT NAM ĐỂ TRẢI NGHIỆM NHỮNG ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT!
• Văn phòng Miền Bắc: Phòng 311, Đơn nguyên B, B15, Khu đô thị mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
• Nhà máy sản xuất: GD 5-4, Cụm khu Công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.
• Hotline: 0971.506.268 – 0961.606.268 – 0967.706.268 – 024 6292 4689
• Chi nhánh miền Nam: Lô E17, KDC Valencia Riverside, 1000 Nguyễn Duy Trinh, Tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
• TT Bảo hành – Bảo trì Khu vực Miền Nam: Số 1674 Nguyễn Duy Trinh, Tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
• Hotline: 0866.476.268 – 0867.476.268 – 0967.406.268