Load Balancer là gì? Load balancing là gì? Phân Loại và Cách Hoạt Động

hoanghachi

Member
19 Tháng năm 2023
605
0
16
Load Balancer là gì? Load balancing là gì? Mỗi một hệ thống mạng máy tính sẽ phục vụ cho nhu cầu của rất nhiều người dùng khác nhau nên khối lượng các Requests được trả về hệ thống cũng cực kỳ khổng lồ. Lúc này cần dựa vào Load Balancer. Cùng LANIT tìm hiểu Load Balancer là gì? phương thức hoạt động của Load Balancer là gì? Cùng theo dõi nhé!
Load Balancer là gì?
Load Balancer ví như là thành phần quan trọng của cơ sở hệ thống hạ tầng mạng. Nó thường dùng để cải thiện hiệu suất làm việc của mạng máy tính bằng cách phân phối các nguồn tài nguyên thật đồng đều.
Ngoài ra, nó còn được dùng để gia tăng độ tin cậy của các website, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và nhiều dịch vụ khác có trong hệ thống. Nó giúp cho các máy chủ ảo có được khả năng hoạt động đồng bộ theo cách hiệu quả nhất.
Load Balancing là gì? Đây là một kỹ thuật được sử dụng để phân phối lưu lượng mạng trên một nhóm máy chủ được gọi là nhóm máy chủ. Nó tối ưu hóa hiệu suất, độ tin cậy và dung lượng mạng, giảm độ trễ do nhu cầu được phân bổ đồng đều giữa nhiều máy chủ và tài nguyên máy tính.
Khi nào nên sử dụng Load Balancer?
Load Balancer được khuyên dùng trong trường hợp các user muốn triển khai từ 2 Cloud Server trở lên trên website của mình. Bởi khi này hệ thống cân bằng tải sẽ giúp cho mọi người sở hữu nhiều địa chỉ Cloud Server cùng một lúc mà không làm phức tạp thêm quá trình quản trị, triển khai và bảo trì hệ thống mạng.
Qua đó, Load Balancer sẽ giúp cho quản trị viên quản lý hệ thống mạng hiệu quả hơn mà không cần phải có chuyên môn kỹ thuật cao. Đồng thời nó còn giúp người dùng giảm thiểu được chi phí quản trị mạng.
>>> Xem thêm: máy trạm ASUS E500 G6

Các bước cài đặt Load Balancer chi tiết nhất
Để có thể ứng dụng Load Balancer cho hệ thống mạng máy tính của mình, bạn cần phải tiến hành cài đặt phần mềm theo đúng quy trình kỹ thuật. Vậy các bước cài đặt Load Balancer là gì? Nó được thực hiện như thế nào? Hãy cùng LANIT tìm hiểu nhé:
  • Bước 1: Dùng quyền Admin của mình truy cập vào Management Console . Sau đó tiếp tục chọn tab EC2.
  • Bước 2: Khi cửa sổ mới hiện ra, mọi người hãy tiếp tục tìm kiếm tab Load Balancing và chọn Load Balancer nhé.
  • Bước 3: Tiếp tục nhấn nút lệnh Create Load Balancer rồi chờ trong vài giây sẽ thấy giao diện mới hiện ra.
  • Bước 4: Đến đây, bạn chỉ việc chọn type cho hệ thống cân bằng tải sao cho phù hợp với mục đích sử dụng riêng của mình. Còn nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về các type phân loại này, thì hãy Click vào chữ Learn More nhé.
Phân loại Load Balancer
Hiện nay có rất nhiều loại Load Balancer khác nhau được phát triển để phục vụ nhu cầu của con người. Người ta thường phân loại nó dựa trên công nghệ phát triển và cấu trúc hoạt động như sau:
Phân loại Load Balancer theo công nghệ phát triển
Dựa theo công nghệ phát triển, Load Balancer được chia thành 2 loại là:
  • Load Balancer phần cứng: Đây là loại Load Balancer hoạt động dưới dạng một thiết bị vật lý tập trung vào hiệu suất. Load Balancer phần cứng được thiết kế để cài đặt bên trong trung tâm điều khiển.
  • Load Balancer phần mềm: Đây là loại Load Balancer tiện dụng và linh hoạt hơn. Nó sẽ được chạy trong phần cứng thương mại và có thể cài đặt dễ dàng trên các môi trường điện toán đám mây như AWS EC2.
Phân loại theo cấu trúc và cơ chế hoạt động
Dựa trên cấu trúc và cơ chế hoạt động, Load Balancer được chia ra làm hai loại khác nhau là:
  • Load Balancer Layer 4:
Loại cân bằng tải này có cơ chế hoạt động dựa vào dữ liệu được tìm thấy bên trong các giao thức mạng hay giao vận Layer IP, TCP, FTP và UDP.
  • Load Balancer Layer 7:
Khác với Load Balancer Layer 4, Load Balancer Layer 7 hoạt động dựa trên các dữ liệu được tìm thấy trong giao thức Layer HTTP. Ngoài ra, Load Balancer còn có thể phân phối tài nguyên mạng thông qua các Header, Cookies hoặc các dữ liệu nằm bên trong các thông báo ứng dụng dưới dạng giá trị của một thông số cụ thể.
Đi kèm với các Load Balancer chính là một số thuật toán được sử dụng phổ biến như: Round Robin, Weighted Round Robin, Least Connections, Least Response Time và IP Hash. Chúng sẽ giúp cho quá trình cân bằng tải của các Layer được diễn ra một cách thông suốt, hiệu quả và tối ưu nhất.
>>> Xem thêm: E500 G6

Nguyên lý hoạt động của Load Balancer
Load Balancer có phương thức hoạt động dựa trên cách thức tương tác giữa User và Database Server. Chi tiết như sau:
  • Đầu tiên, khi máy chủ bị down hay không thể xử lý Request nhanh chóng, một Load Balancer sẽ được bổ sung vào hệ thống mạng máy tính. Theo đó, các User sẽ được tương tác trực tiếp với Load Balancer trong quá trình truy cập vào server máy chủ.
  • Kế đến, Load Balancer sẽ tiến hành kiểm tra kết nối giữa máy chủ với máy khách rồi chuyển kết nối đó đến một máy chủ có khả năng xử lý yêu cầu của User nhanh nhất.
  • Cuối cùng là tất cả các yêu cầu của người dùng đều được hệ thống máy tính tiếp nhận và xử lý kịp thời bất chấp tình trạng máy chủ chính bị down hay đang trong tình trạng bị nghẽn mạng tạm thời.
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội
- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa
Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644
- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10
Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399
- Email: [email protected]
- website: https://maychuhanoi.vn/
- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
 

Bài mới nhất