Luật ly hôn giành quyền nuôi con: Toàn bộ quy định cần lưu ý

baolinh1811

New member
3 Tháng mười một 2023
4
0
1
topchuyengia.vn
Luật ly hôn giành quyền nuôi con được biết đến là một phần quan trọng của Luật hôn nhân gia đình, quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái cùng với việc quyết định ai sẽ có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con sau khi ly hôn. Tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật chi tiết hơn về luật này.

Quá trình ly hôn giành quyền nuôi con tồn tại rất nhiều khía cạnh phức tạp, nếu như bạn không am hiểu pháp luật có thể sẽ khiến tranh chấp này càng trở nên nghiêm trọng và đôi khi bản thân bị mất hết quyền lợi chính đáng. Vậy nên, giải pháp tốt nhất là liên hệ tư vấn 1:1 với các luật sư chuyên về luật hôn nhân gia đình tại Askany. Chỉ cần bạn nêu lên vấn đề của mình, họ sẽ hỗ trợ bạn dựa trên những kinh nghiệm của mình.

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn​

kfAIRoyB6A52blO_ap5YSMECKRMZXWVVInwtg4lyxOFGwrn7cM1Qfb59r6e8h1L-VB9brfg4Y8w-J6QIVjPxrDHgO5R8bu_NSfLwsnDLqtuRWFDCfCvHYcCe-bE24RhF4XRfPstdy1mBoQ8g

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc con sau khi hôn được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động.
  • Trong trường hợp cha mẹ sau khi ly hôn có thể thỏa thuận về việc chăm sóc, quyền và nghĩa vụ đối với con chung. Nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định về việc giao con chung cho một trong hai bên, dựa trên quyền lợi của con ở mọi khía cạnh. Điều này cũng xem xét đến ý muốn của con nếu con đã đủ 07 tuổi trở lên.
  • Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc hoặc đã có thỏa thuận khác thích hợp hơn cho lợi ích của con.
>> Tham khảo thêm: Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái

Điều kiện để giành quyền nuôi con​

Cha và mẹ muốn giành quyền nuôi con phải thoả mãn các điều kiện được quy định tại Luật hôn nhân gia đình, cụ thể:
Toà ưu tiên giải quyết quyền nuôi con dựa trên thỏa thuận của cha và mẹ. Trong trường hợp cả hai không thể thỏa thuận với nhau, họ phải cung cấp các chứng cứ về khả năng đảm bảo quyền lợi của con ở mọi khía cạnh:
  • Họ cần thể hiện bản thân có điều kiện vật chất đủ tốt để tạo môi trường phát triển có lợi cho con. Các điều kiện vật chất sẽ bao gồm thu nhập cá nhân, nơi sinh sống, tài sản,....
  • Tiếp theo, con cần được cung cấp đời sống tinh thần tốt như thời gian dành cho việc chăm sóc con, giáo dục, tình cảm mà họ đã có với con trước và sau ly hôn, cũng như các điều kiện về giáo dục, vui chơi giải trí, phát triển nhân cách, đạo đức, và học vấn của cha mẹ.

Có được thay đổi quyền nuôi con sau khi có quyết định ly hôn không?​

n9Fg4nu4QadSQ2kWbu8mDCm4c6otGJd35QSKlSk9oXWDr8gMTZ51BctEIL0eBtVN-9RepApquPPJEaT3tUbHra-vy2lRNcT1XQcsZaJLfAJJx-cf4evgdqI1e3WkpQ1m8b841CF9daWNKN4y

Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014, quá trình thay đổi người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được điều chỉnh như sau:
  • Khi cha, mẹ hoặc tổ chức có thẩm quyền có yêu cầu, hoặc theo quyết định của Tòa án, người chăm sóc con có thể được thay đổi.
  • Thay đổi người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con được thực hiện dựa trên một trong các cơ sở sau:
    • Cha và mẹ đạt thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc con, phù hợp với lợi ích của con.
    • Người hiện tại đang trực tiếp chăm sóc con không còn đủ điều kiện để thực hiện trách nhiệm này.
  • Thay đổi người chăm sóc con phải cân nhắc nguyện vọng của con, đặc biệt đối với những trẻ từ 7 tuổi trở lên.
  • Trong trường hợp cả cha và mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc con, Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho người giám hộ căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Nếu có căn cứ để tin rằng người đang chăm sóc con hiện tại không còn đủ điều kiện để làm việc này, trên cơ sở lợi ích của con và yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền, người trực tiếp chăm sóc con có thể bị thay đổi. Các tổ chức này có thể bao gồm người thân thích, các cơ quan quản lý gia đình, cơ quan quản lý trẻ em, và Hội liên hiệp phụ nữ.
>> Tham khảo thêm: Vợ chồng ly hôn con có được chia tài sản không?

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Luật ly hôn giành quyền nuôi con. Thực tế, tranh chấp giành quyền nuôi con không chỉ áp dụng các điều luật để giải quyết, mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tài chính, tinh thần của mỗi bên dành cho con, lỗi vi phạm, nhân cách, đạo đức của cha mẹ,... Do đó, để trở thành người chiếm ưu thế trong việc giành quyền nuôi con, bạn hãy liên hệ các luật sư hôn nhân gia đình tại Askany để được hỗ trợ vấn đề toàn diện.
 

Bài mới nhất