Mở salon tóc có cần đăng ký kinh doanh và nộp thuế không?

huong_1998

New member
15 Tháng chín 2023
11
0
1

Khi bắt đầu kinh doanh salon tóc, rất nhiều chủ tiệm thắc mắc mở salon tóc có cần đăng ký kinh doanh và nộp thuế hay không? Mức thuế phải nộp là bao nhiêu? GoSELL sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.​


jMhZunrVYLOKIIpgvwBq6dIEq1_rXGZOy5wHTf-1WFRB13IOS5nLh5BgHU25lKzgo43E_3tf0NHc_4_j-f3h0Irop9LhjsxY8TDLdA8FJfn9fAIppxL1ucLpsW2tMZepZq7tTCqgNnBWp6QrSo0WYhw

Mở salon tóc có cần đăng ký kinh doanh hay không?​

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:

Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Do vậy, nếu cá nhân kinh doanh salon tóc có địa điểm cố định thì phải thực hiện đăng ký theo hộ kinh doanh cá thể.

Nếu trong trường hợp chủ kinh doanh đăng ký hoạt động với quy mô lớn, chuỗi cửa hàng thì phải đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc theo mô hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký kinh doanh salon tóc​

Chủ kinh doanh salon tóc khi đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ như sau:

• Thông tin của chủ kinh doanh bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, số CCCD, ngày cấp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

• Đăng ký ngành nghề kinh doanh: Bạn cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể đủ điều kiện cấp giấy đăng ký kinh doanh. Hiện tại, mã ngành kinh doanh đối với salon thực hiện các dịch vụ như: cắt tóc, gội đầu, sấy, nhuộm, uốn tóc, ép tóc,...thuộc mã ngành 9631 hoặc 96310. Chủ tiệm lưu ý đăng ký đúng mã ngành như trên.

• Thông tin về vốn điều lệ & địa chỉ cửa hàng: Chủ kinh doanh cần phải cung cấp thêm các thông tin về vốn kinh doanh cũng như địa chỉ chính xác của cửa hàng, salon nơi bạn đăng ký kinh doanh. Không sử dụng địa chỉ giả, không xác định.

• Thông tin về tên cửa hàng: Nếu có cửa hàng xác định, chủ kinh doanh salon cần phải có tên riêng. Tên cửa hàng không được trùng với các cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi cấp quận/huyện. Không được trái với thuần phong mỹ tục.

• Bản sao công chứng CMND/CCCD

• Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh hoặc chứng nhận quyền sở hữu gắn liền với đất (nếu mặt bằng thuộc sở hữu của chủ kinh doanh).

Trên đây là những hồ sơ, thủ tục các chủ salon cần chuẩn bị để có thể xin giấy phép đăng ký kinh doanh thuận lợi và đạt đủ điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh.

>>> Xem thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở cửa hàng bán lẻ.

Những khoản thuế salon tóc phải nộp cập nhật 2023​

Sau khi đăng ký kinh doanh thành công, chủ salon có thể chính thức kinh doanh các dịch vụ làm tóc và bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của nhà nước. Trong đó, GoSELL sẽ nêu ra các khoản thuế chủ salon tóc cần phải nộp cụ thể như sau:

Thuế môn bài​

• Đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh dịch vụ làm tóc

- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm

- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm

- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

• Đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ làm tóc

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm

Thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp​

• Đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh

Nếu kinh doanh spa theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, thuế thu nhập cá nhân các chủ tiệm phải nộp sẽ được tính theo công thức như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu chịu thuế TNCN x Mức thuế suất áp dụng

Trong đó, theo quy định Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC thì mức thuế TNCN 2% áp dụng đối với hộ và cá nhân kinh doanh các dịch vụ tắm hơi, massage, cắt tóc...

• Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ salon tóc

Nếu kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, thuế thu nhập sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNDN x Phần trích lập quỹ Khoa học Công nghệ (nếu có) x Mức thuế suất áp dụng

Trong đó:

- Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ spa chịu mức thuế TNDN là 20%.

Thuế giá trị gia tăng​

Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định mức giảm thuế VAT như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế VAT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Như vậy là GoSELL đã cung cấp một số thông tin về các khoản thuế dịch vụ spa phải nộp trong năm 2023. Hi vọng có thể giúp chủ salon cập nhật thông tin nhanh chóng và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng theo quy định.
 

Bài mới nhất