Niềng Răng Mắc Cài Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Và Những Điều Bạn Cần Biết

7 Tháng mười 2023
189
0
16
Niềng răng là một trong những biện pháp nắn chỉnh các khuyết điểm răng hiệu quả, mang đến cho một hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Trong số các loại niềng răng hiện nay, niềng răng mắc cài đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ mang lại hiệu quả cao với mức chi phí hợp lý. Vậy thực hư niềng răng mắc cài là gì? Có bao nhiêu loại? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trong số các loại niềng răng hiện nay, niềng răng mắc cài đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng

Niềng răng mắc cài là gì?​

Niềng răng mắc cài là một phương pháp sử dụng tổ hợp các dụng cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, thun, minivis… để kéo và điều chỉnh các răng sai lệch về đúng lại vị trí trên cung hàm.
Quá trình niềng răng mắc cài được thực hiện bằng cách gắn cố định các loại mắc cài lên bên ngoài mặt răng, dây cung được nằm giữa các rãnh mắc cài để tạo lực siết cho các răng di chuyển. Dây cung được cố định bằng thun nha khoa hoặc bệnh nhân sẽ được gắn loại mắc cài tự động để dây thun trượt tự do trong rãnh.
Niềng răng mắc cài là một phương pháp sử dụng tổ hợp các dụng cụ chỉnh nha

Niềng răng mắc cài có hiệu quả không?​

Trong các loại hình hiện nay, niềng răng mắc cài đang là giải pháp chiếm ưu thế, được nhiều khách hàng lựa chọn để “cải tạo” lại hàm răng không thẳng hàng của mình. Để trả lời cho câu hỏi niềng răng mắc cài có hiệu quả không? chúng ta cùng điểm sơ lược qua một số ưu nhược điểm của phương pháp này nhé!

Ưu điểm niềng răng có mắc cài​

  • Hiệu quả chỉnh nha cao nhờ lực siết diễn ra liên tục và ổn định;
  • Được đánh giá là giải pháp có chi phí thấp nhất trong các loại niềng răng;
  • Khắc phục được những ca khó như răng hô móm, lệch lạc, khấp khểnh ở mức độ nặng và phức tạp.
Hiệu quả chỉnh nha cao nhờ lực siết diễn ra liên tục và ổn định

Nhược điểm niềng răng mắc cài​

  • Không có tính thẩm mỹ vì người đối diện có thể dễ dàng nhận biết bạn đang niềng răng;
  • Hay gặp trường hợp mắc cài cọ xát với lưỡi và má trong gây đau, khó chịu, thậm chí còn chảy máu;
  • Dễ bung sút mắc cài, dây thun khi ăn nhai;
  • Thời gian điều trị có thể lên đến 3 – 5 năm nếu như răng quá phức tạp.

Niềng răng mắc cài có đau không?​

Niềng răng mắc cài có đau không là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ này.
Thực tế là niềng răng sử dụng lực tác động lên từng chiếc răng để kéo chúng về vị trí tiêu chuẩn. Do đó, quá trình đau nhức khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa và giai đoạn niềng răng của mỗi người mà cơn đau sẽ khác nhau.
  • Trước khi gắn mắc cài, bệnh nhân sẽ được đặt thun tách kẽ. Đây được xem là giai đoạn đau nhất và khó chịu nhất trong niềng răng. Có người có thể đau trong 2 – 3 ngày đầu sau khi tách kẽ nhưng có người sẽ phải chịu cơn đau gần cả tuần.
  • Tiếp theo là giai đoạn gắn mắc cài. Thường thì sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau. Thế nhưng sau 2 tiếng thì răng có thể sẽ bắt đầu có cảm giác ê và tình trạng này sẽ kéo dài 2 – 3 ngày hoặc hơn. Và vài ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và dừng hẳn.
Có người có thể đau trong 2 - 3 ngày đầu sau khi tách kẽ

  • Ở những ngày đầu khi chưa quen với các khí cụ, các bộ phận như môi, má, nướu, lưỡi có thể sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu khi ăn nhai và giao tiếp. Nhưng chỉ sau vài tuần, khi đã thích nghi được với người bạn mới này, bạn sẽ cảm thấy việc đeo mắc cài là bình thường và việc ăn nhai, giao tiếp cũng không gặp nhiều khó khăn như trước nữa.
  • Sau mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo để giúp răng di chuyển tiếp. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy hơi ê vì lực siết mới. Tuy nhiên, cảm giác này cũng sẽ nhanh tan biến sau 1 – 2 ngày.
Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ chỉnh định nhổ răng khôn (nếu có). Bạn có thể an tâm là trước khi nhổ bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giảm đau cho bạn. Sau khi thuốc tê tan dần có thể bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng răng vừa nhổ nhưng bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau và hướng dẫn cách giảm đau tại nhà cho bạn.
Tham khảo thêm: Niềng răng mắc cài là gì
 

Bài mới nhất