Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài như thế nào?

thanhthanh99

Member
3 Tháng hai 2023
68
0
6
Ngày nay, việc người Việt Nam kết hôn với người khác quốc tịch không phải điều hiếm gặp, song rất nhiều cặp đôi sau khoảng thời gian chung sống lại gặp phải rất nhiều rạn vỡ và xích mích vì nhiều lý do khác nhau, điển hình có thể kể tới là sự khác biệt về văn hóa, lối sống và ngôn ngữ. Từ đó không ít các cặp đôi đã quyết định tiến tới ly hôn, nhưng rất nhiều người gặp trường hợp 1 người thì lại đang ở Việt Nam, người còn lại thì đang ở nước ngoài. Vậy đang ở nước ngoài, liệu có ủy quyền ly hôn được hay không? Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài như thế nào? Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Thật hư về sổ đỏ giả như thế nào? Cần lưu ý những gì để không mắc lừa

1. Đang ở nước ngoài có thể ủy quyền ly hôn được hay không?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của pháp luật (Căn cứ Điều 3 Luật HN&GĐ).
Đặc biệt, đối với việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Chỉ có trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam thì giải quyết ly hôn theo pháp luật của nơi họ thường trú chung.

[IMG]


>>> Xem thêm: Công chứng văn bản từ chối thừa kế di sản thủ tục như thế nào?

Do đó, xét trường hợp ly hôn theo pháp luật Việt Nam thì Điều 83 BLTTDS có quy định, đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu có đồng thời hai điều kiện:
- Một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình;
- Là nạn nhân bao lực gia đình do người còn lại gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, việc ly hôn phải do hai bên tự thực hiện, không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng được ngoại trừ trường hợp cha, mẹ, người thân thích là đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ nêu trên.

2. Ba điều cần biết khi ly hôn đơn phương với người nước ngoài
2.1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn khi có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài. Mà lúc này, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 37 BLTTDS).
Do đó, khi có một người đang ở nước ngoài thì người yêu cầu ly hôn phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

>>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ thì có giao dịch được tại Hội sở ngân hàng không?

[IMG]

2.2. Hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương
Để được ly hôn một cách nhanh chóng, người yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ sau:
- Đơn xin đơn phương ly hôn (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu mất thì phải nộp bản sao đăng ký kết hôn;
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; hộ khẩu; Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có);
- Giấy khai sinh của con (nếu có);
- Giấy tờ, tài liệu về tài sản chung của hai vợ chồng (nếu có)…

>>>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói từ A-Z

Như vậy, trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục ly hôn khi có người Việt Nam đang ở nước ngoài. Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan tới công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]
 

Bài mới nhất