Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Dấu hiệu

daibangbienvn

New member
25 Tháng tư 2024
14
0
1

Vi khuẩn ăn thịt người là gì?​

Vi khuẩn ăn thịt người là một cụm từ được các phương tiện truyền thông trong nước mô tả hiện tượng bệnh viêm mạc cân hoại tử. Đây là một căn bệnh nặng có thể khởi phát đột ngột và lây lan nhanh chóng.

Viêm cân mạc hoại tử hình thành do một số vi khuẩn gây ra như: Liên cầu khuẩn nhóm A beta tan huyết, vi khuẩn gram âm Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng, giống trực khuẩn gram dương Clostridium, trực khuẩn ngắn gram âm Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn gram âm hình que Aeromonas hydrophila,…

Các loài vi khuẩn này thực ra không ăn thịt người nhưng nó lại phóng ra chất độc làm tổn thương các mô lân cận, gây ra tình trạng hoại tử, vì vậy nhiều người gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Tình trạng viêm cân mạc hoại tử chỉ xảy ra khi “vi khuẩn ăn thịt người” tiếp xúc tới lớp cân mạc, một lớp mô liên kết bên dưới da.

Dù viêm cân mạc hoại tử xảy ra không thường xuyên nhưng bệnh vẫn đáng lo ngại vì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Hội chứng sốc nhiễm độc do “vi khuẩn ăn thịt người” gây ra ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại, được nhiều chuyên gia y tế quan tâm. Bệnh viêm cân mạc hoại tử là bệnh gây nhiễm khuẩn sâu dưới da và tiến triển rất nhanh, do các độc tố của vi khuẩn gây viêm, phá hủy các mô liên kết, mô mỡ, mô cơ. Nếu có cơ hội tiếp xúc với các mô mềm và da ở các vùng bị tổn thương, vi khuẩn ăn thịt người có thể tấn công nhanh và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Bệnh viêm cân mạc hoại tử nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Viêm cân mạc hoại tử được phân làm 2 loại: Viêm cân mạc hoại tử I và viêm cân mạc hoại tử II. Việc phân chia này dựa trên vi khuẩn gây ra tình trạng tổn thương và hoại tử mô.

Trong số các loại vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử thì liên cầu khuẩn nhóm A beta tan huyết (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS) chiếm tỷ lệ nhiều nhất. GABHS là vi khuẩn phổ biến gây ra viêm amidan. Ngoài ra vi khuẩn GABHS còn gây ra tình trạng viêm tai giữa cấp tính, viêm phổi, nhiễm trùng tim mạch, cơ xương, bạch huyết, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn ăn thịt người​

Những người mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử do vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể nhất qua các vết thương hở, đồng thời nó cũng có thể xâm nhập qua: Vết cắt nhỏ, vết trầy xước, côn trùng cắn; thậm chí trong quá trình phẫu thuật (dù rất hiếm gặp). Một số trường hợp, không thể xác định người bệnh đường nhiễm vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử. Một khi đã xuất hiện, viêm cân mạc hoại tử sẽ diễn tiến rất nhanh và phá hủy mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. (2)

Sau 24 giờ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau mạnh hơn bình thường ở xung quanh vết thương, vết cắt, chỗ trầy xước,…
  • Có các triệu chứng giống cảm cúm như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, chóng mặt, khó chịu trong người.
  • Thấy khát nước liên tục.
Những triệu chứng này thường không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện cùng nhau.

Sau 24 giờ có các triệu chứng bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, nếu người bệnh vẫn chưa được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Kể từ sau 3 – 4 ngày nhiễm vi khuẩn ăn thịt, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng sau:

  • Vùng da xung quanh vết thương sưng, nóng, đỏ, cảm thấy cứng khi chạm vào.
  • Hoặc chuyển sang màu tím, sau đó xuất hiện mụn nước chứa dịch sẫm màu có mùi hôi.
  • Tiêu chảy, nôn mửa.
  • Vùng da xung quanh vết thương mất màu, bong da, tuột da, hoại tử mô.
Khi có các triệu chứng như trên, cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu ngay. Trong trường hợp chần chừ để lâu tới 5 ngày, rất có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như sau:

  • Tụt huyết áp.
  • Lơ mơ, hôn mê.
  • Sốc nhiễm độc.
Khi bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể bị tổn thương trầm trọng, bị hoại tử nặng, sốc nhiễm độc,… Nếu bị hoại tử nặng ở tay hoặc chân có thể bị cắt cụt chi, ở tình trạng nặng hơn ảnh hưởng đến các cơ quan khác, bệnh nhân có thể tử vong.

>>> Xem thêm bài viết: Thoái cốt hoàn
 

Bài mới nhất